SỰ THẬT ĐẰNG SAU NHỮNG HÀNH VI “XẤU”

Sai lầm của nhiều bậc phụ huynh: Đó là quá chú tâm vào “hành vi” để sửa chữa và coi nó là vấn đề.

Sự thật thì hành vi không bao giờ thực sự là vấn đề. Hành vi của con là kết quả của một vấn đề nào đó. Và đó có thể là dấu hiệu của việc con chưa thể hoặc không thể quản lý được hành vi. Hiểu về sự phát triển não bộ của con. Cách mà bộ não hoạt động cũng như cách chăm sóc nuôi dưỡng nó. Đó là cách duy nhất để thay đổi hành vi một cách thực sự.

Bố mẹ có thể thấy mình trong câu chuyện sau đây.

Con bạn đang có một cơn khủng hoảng nghiêm trọng. Một việc gì đó đã xảy ra và con la hét, khóc lóc thậm chí đập phá. Con có thể ném đồ đạc về phía bạn hoặc đẩy bạn ra. Thậm chí còn nhiều bé phản ứng “khủng khiếp” hơn. Như gào thét điên cuồng và nói rằng “Con ghét bố/mẹ”.

Bố mẹ nghĩ sao nếu mình nói rằng hành vi của con không phải là điều cần phải tập trung?

Khi con ở trong cơn khủng hoảng và không thể kiểm soát được hành vi, đó không phải là lúc chúng ta quan sát hành vi rồi gắn cho con những cái “tội” như là nghịch ngợm, không vâng lời, hư đốn v.v. Đó là lúc chúng ta cần hỗ trợ để con hiểu thực sự những gì khiến con hành động như vậy.

Hành vi ở trẻ cũng là một cách giao tiếp. Khi con mang đến cho chúng ta một “cảm xúc” lớn hay hành vi thái quá nào đó. Con đang cố gắng nói cho chúng ta biết về một nhu cầu nào đó chưa được đáp ứng. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào hành vi mà con biểu lộ, chúng ta sẽ bỏ lỡ những điều con thực sự muốn và đang cố gắng nói cho chúng ta. Bởi sự thật là chúng ta chỉ thấy khoảng 10% những gì đang thực sự xảy ra với con. Giống như một tảng băng trôi vậy. Phần chìm ở dưới mới thực sự quan trọng và cần phải lưu tâm.

Vậy trong những tình huống con đang giận dữ như vậy, chúng ta nên làm gì?

Chúng ta nên:
– Lắng nghe một cách chăm chú. (thể hiện bạn đang quan tâm tới những gì con nói, kể cả khi bạn không đồng ý)
– Tránh gián đoạn, ngắt lời con. (điều này có thể không dễ thực hiện khi bản thân bạn cũng đang nóng giận, nhưng hãy cố gắng)
– Không phán xét con. (không hẳn là lời nói mà thái độ bạn thể hiện, nét mặt hoặc giọng nói cũng sẽ thể hiện thái độ phán xét và con có thể cảm nhận được)
– Không so sánh
Mỗi đứa trẻ là khác nhau, nên bố mẹ cần xem xét tình huống và đánh giá xử lý một cách phù hợp với riêng đứa trẻ. Con đang đấu tranh với điều gì? Bố mẹ có thể giúp gì cho con? Để con cảm thấy được đồng cảm, để không cảm thấy bị bỏ rơi nhưng cũng đồng thời không làm tụt năng lượng của con. Hãy trả lời con thay vì phản ứng. Không dễ đâu, nhưng chúng ta có thể làm được.

Cụ thể hơn, bố mẹ hãy thử:
– Giúp con giảm cơn tức giận: ngồi xuống ngang với con, có thể ôm con hoặc là nói với giọng nhẹ nhàng để giúp làm dịu con khi con đang bị choáng ngợp bởi quá nhiều cảm xúc
– Nhận biết và thừa nhận cảm xúc của con bằng những từ ngữ điềm tĩnh, êm dịu như “Mẹ biết là con đang tức giận rồi”, “Mình sẽ cùng nhau giải quyết nhé”, “Bố vẫn ở đây cùng con”.
– Lặp lại với con bằng sự chân thành thật sự, điều này giúp con xác nhận được cảm xúc của mình và khiến con cảm thấy được lắng nghe, tôn trọng
– Con có cần thay đổi Không Gian để bình tĩnh hơn không? Một số em bé cần có không gian riêng để tránh quá tải với những cảm xúc và có một số nơi sẽ giúp em bé cảm thấy an toàn hơn.

Em bé sẽ không nói với bạn con cảm thấy thực sự như thế nào. Khi đau buồn, tức giận, mệt mỏi, con sẽ thể hiện thông qua những hành vi có thể mang tính “thách thức”. Bố mẹ cần hiểu và thay vì coi đó là những hành vi “không ngoan ngoãn”, hãy coi nó là một cơ hội để kết nối và đồng cảm với con.

Nguồn: Raised happy

Ảnh: Andre Letria

Bình luận
Mục tiêu

Nhìn nhận con người toàn diện

Ý chí – Tình cảm – Suy nghĩ

Làm điều đúng vào thời điểm đúng

Tự do trong dạy và học

Giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc

Đồng hành cùng phụ huynh

DMCA.com Protection Status