Khi chúng ta ôm con, những cử chỉ âu yếm đó có tác dụng lâu dài trong nhiều năm ở mức độ phân tử. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phát triển và Tâm lý học đã phát hiện ra rằng việc ôm ấp thực sự làm thay đổi gen của trẻ.
Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu cha mẹ của gần 100 trẻ sơ sinh 5 tuần tuổi ghi lại hành vi của bé, bao gồm cả khi chúng ăn, ngủ, khóc và được vỗ về trên cơ thể bằng một cuốn nhật ký ghi lại tất cả mọi tiếp xúc cơ thể do người chăm sóc em bé cung cấp. Những đứa trẻ đó được lấy mẫu trong 4 năm rưỡi sau đó để kiểm tra DNA.
Kết quả cho thấy những đứa trẻ bị thiếu thốn sự âu yếm và ôm ấp, và hay bị tổn thương tinh thần, có phân tử tế bào kém phát triển. Trẻ càng ít được ôm ấp trong thời thơ ấu, tuổi biểu sinh được tìm thấy cũng thấp hơn, cho thấy tiến trình phát triển ít thuận lợi hơn. Điều này cho thấy rằng ôm ấm giúp con bạn khỏe mạnh và phát triển nhanh hơn.
Nghiên cứu này bổ sung cho các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những em bé nhận được sự tiếp xúc về thể chất cho thấy phản ứng não mạnh mẽ hơn; rằng việc chạm vào cơ thể của em bé sẽ giải phóng oxytocin, từ đó thúc đẩy sản xuất các hormone tăng trưởng như yếu tố tăng trưởng insulin-I (IGF-1) và yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF); những cái ôm đó làm cho em bé rắn rỏi hơn bằng cách hạ thấp nồng độ hormone tuyến giáp và cortisol trong huyết tương; và những cái ôm giúp điều chỉnh cảm xúc, giảm cơn giận dữ, giảm căng thẳng và tăng khả năng phục hồi ở trẻ em.
Nghiên cứu gần đây tiếp tục cho thêm bằng chứng về việc những em bé được gần gũi một cách an toàn, cho thấy rằng tiếp xúc cơ thể sớm sau sinh như ôm, ẵm và âu yếm có mối liên hệ lâu dài với sinh lý trẻ em. Ôm ấp con không chỉ đơn giản là dỗ dành bé mà còn giúp con thiết lập để phát triển gen khỏe mạnh hơn trong tương lai, thậm chí là suốt cả cuộc đời chúng.
Mọi cái ôm đều có giá trị.
Nguồn: Raised Happy