Khi nào thì mẹ phải sinh mổ?
️Sinh mổ có tác động thế nào đến sức khỏe mẹ và bé?
️Mẹ nào có thể sinh thường sau khi đã sinh mổ lần trước?
️Quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào?
Về cơ bản, các mẹ thường và NÊN chọn sinh thường, chỉ chọn sinh mổ khi có lí do đặc biệt về y tế vì sinh thường sẽ đơn giản, tiết kiệm và có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé hơn. Nếu mẹ đang có dự định sinh mổ hoặc đang chuẩn bị cho quá trình sinh con thì nên tham khảo qua bài viết này để hiểu hơn về sinh mổ và chuẩn bị tâm lý tốt hơn nhé!
Ảnh minh hoạ
⚠️ KHI NÀO THÌ CẦN SINH MỔ?
Trong rất nhiều trường hợp, sinh mổ là lựa chọn duy nhất để có thể đảm bảo sức khỏe, thậm chí là tính mạng cho cả mẹ và bé. Vì thế, nếu mẹ ở trong những trường hợp sau đây thì khả năng rất cao phải sinh mổ:
?Bé nằm ngôi ngược hay ngang
?Em bé nằm thấp
?Mang thai đôi trở lên hoặc em bé quá to (thường trên 4kg)
?Mẹ đã từng mất con trong quá khứ
?Khung xương chậu của mẹ quá bé không thể sinh con bình thường
?Bị tiền sản giật nặng, có thể nguy hiểm nếu trì hoãn sinh nở
?Chuyển dạ thất bại, tử cung không mở đủ nhanh hoặc có vấn đề trong quá trình sinh thường
?Mẹ quá mệt mỏi hoặc bé có dấu hiệu mệt
?Mẹ đã có ít nhất 1 lần sinh mổ trước đó. Tuy nhiên có nhiều mẹ vẫn có thể sinh thường sau khi đã sinh mổ lần trước, điều này còn tùy thuộc vào tình trạng của mẹ và bé.
?Đã từng phẫu thuật tử cung, có nguy cơ bị vỡ tử cung nếu sinh thường
?Vấn đề ở âm đạo khiến việc sinh thường khó khăn hoặc có nguy cơ nhiễm trùng như bị mụn rộp, bị chèn…
Ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ nếu có vấn đề nguy hiểm như nhịp tim hoặc mức oxy của bé có vấn đề, mẹ bi tiền sản giật, rốn bị gập lại, sẹo mổ lấy thai trước bị ảnh hưởng, chảy máu nặng…. bác sĩ phải đưa ra yêu cầu mổ gấp.
⚠️TÁC ĐỘNG CỦA SINH MỔ ĐẾN SỨC KHỎE CỦA MẸ?
Sinh mổ thường sẽ rủi ro và để lại nhiều tác động đến sức khỏe của mẹ hơn so với sinh thường, cụ thể là:
?Mẹ sẽ bị đau lâu hơn và hồi phục mất nhiều thời gian hơn. Thường các mẹ sinh mổ phải ở lại bệnh viện 3-7 ngày trong khi các mẹ sinh thường chỉ ở lại khoảng từ 1-3 ngày.
?Sữa mẹ về chậm hơn và khó cho con bú hơn vì đau vết mổ. Mẹ nên cố gắng cho bé bú càng sớm càng tốt, nằm nghiêng hoặc nhờ người hỗ trợ bế bé để có thể cho bé bú nếu mẹ vẫn còn đau.
?Sau khi sinh mổ mẹ sẽ được uống kháng sinh để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng nhưng vẫn có khoảng 8% mẹ sinh mổ bị nhiễm trùng vết khâu sinh mổ, nhiễm trùng tử cung hoặc nhiễm trùng đường tiểu.
?Mẹ có thể có cục máu đông sau khi sinh mổ, cục máu đông này có thể nguy hiểm nếu chèn vào phổi. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị ho, khó thở hoặc đau, sưng họng.
?Sinh mổ cũng giống như bất kì phẩu thuật nào ở vùng bụng có thể tăng nguy cơ dính bụng. Khoảng một nửa số mẹ sinh mổ sẽ bị dính bụng khiến bạn đau khi vận động. Một số trường hợp nặng có thể nghẽn ruột.
?Mẹ có thể bị đau đầu do tác dụng của thuốc mê, một số trường hợp hiếm bị tổn thương thần kinh trong vài ngày hoặc vài tuần.
?Một số biến chứng nghiêm trọng khác như phải cắt bỏ tử cung, chấn thương bàng quang… có thể xảy ra nhưng rất hiếm.
⚠️TÁC ĐỘNG CỦA SINH MỔ ĐẾN SỨC KHỎE CỦA BÉ?
Một số bé có thể gặp vấn đề về thở sau khi sinh nở nhưng thường sẽ không nghiêm trọng, chỉ một số ít trường hợp cần hỗ trợ đặc biệt để phục hồi. Những bé sinh non hoặc được sinh mổ trước khi có cơn chuyển dạ, đặc biệt là trước tuần 39 sẽ có nguy cơ gặp vấn đề về thở cao hơn.
Khoảng 2% trẻ sinh mổ có thể bị dao mổ của bác sĩ cắt sượt nhẹ một chút.
⚠️MẸ CÓ THỂ SINH THƯỜNG SAU KHI SINH MỔ KHÔNG?
Vấn đề sinh thường sau khi sinh mổ vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Nếu mẹ muốn sinh thường sau khi sinh mổ thì cần có sự hỗ trợ và đồng ý của bác sĩ và một số bệnh viện vẫn chưa chấp nhận cho mẹ sinh thường sau sinh mổ vì những rủi ro sức khỏe. Khoảng 60-80% mẹ sinh thường sau sinh mổ thành công nhưng cũng có nhiều trường hợp vẫn phải tiếp tục sinh mổ. Không ai nói trước được mẹ có thể sinh thường sau sinh mổ được không, nhưng nếu mẹ có những điều kiện sau, mẹ có khả năng sinh thường sau sinh mổ khá cao:
?Sinh mổ lần trước là vết mổ ngang
?Xương chậu đủ rộng và thai nhi cân nặng dưới 4kg
?Không có tiền sử sức khỏe bất thường
?Chưa từng phẫu thuật tử cung, vỡ tử cung
?Có bác sĩ sản khoa, bác sĩ gây tê và các nhân viên y tế, trang thiết bị để theo dõi và đảm bảo cấp cứu trong trường hợp bất ngờ.
?Tuổi của mẹ không quá cao và không bị thừa cân
?Khoảng cách giữa hai lần mang thai ít nhất là 18 tháng
? Thai không quá 40 tuần
⚠️MỘT CUỘC SINH MỔ DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
☀️Quá trình chuẩn bị
Thường các mẹ sinh mổ nếu không chọn ngày thì có thể đến bệnh viện để tiến hành sinh mổ khi mẹ có dấu hiệu chuyển dạ: ra máu báo, vỡ ối, có cơn co… Nếu không có dấu hiệu nguy hiểm và gấp mẹ nên tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đủ đồ (vì mẹ sẽ phải ở bệnh viện khá lâu) rồi mới nhập viện.
Thường trước khi sinh mổ, các mẹ sẽ phải làm một xét nghiệm máu và nước tiểu để biết nhóm máu và mức độ hồng cầu của mẹ trong trường hợp mẹ cần truyền máu khi sinh mổ. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ nhịn ăn uống trong 8 đến 12 tiếng trước khi mổ, chạy máy và siêu âm để kiểm tra sức khỏe của bé.
Sau đó, bác sĩ/ y tá sẽ giải thích cho mẹ vì sao mẹ cần phải sinh mổ nếu mẹ chuyển từ sinh thường sang sinh mổ và yêu cầu mẹ/ người nhà kí vào bản đăng kí sinh mổ.
Tiếp đó, bác sĩ gây mê sẽ đến và thực hiện gây tê cho bạn. Hiện nay, đa số các sản phụ được gây tê nửa người dưới hơn là gây mê toàn thân, mẹ vẫn tỉnh táo và có thể nhận biết khi nào em bé ra đời. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra lại để chắc chắn thuốc gây tê có tác dụng, mẹ không còn cảm giác ở phần bụng dưới.
Sau đó, mẹ sẽ được đặt một ống thông niệu đạo để có thể vệ sinh trong suốt quá trình mổ đẻ và được truyền nước và thuốc nếu như chưa được truyền trước đó. Y tá cũng sẽ cạo bớt lông ở phần bụng trên của mẹ và chuyển mẹ vào phòng mổ.
Một số mẹ có thể được uống thuốc kháng axit như một biện pháp phòng ngừa để nếu mẹ có bị nôn mửa trong quá trình phẫu thuật và hít phải thì chất kháng axit sẽ trung hòa axit trong dạ dày và không làm tổn thương phổi.
Sau đó, mẹ có thể sẽ được truyền kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật mổ đẻ. Bác sĩ sẽ dựng một tấm ngăn giữa bụng và ngực để mẹ không nhìn thấy quá trình phẫu thuật.
Ở một số bệnh viện, mẹ có thể được thụt trước khi sinh mổ.
☀️Quá trình phẫu thuật
Thường bác sĩ sẽ rạch một đường ngang ở phía bụng dưới của bạn, tiến đến gần tử cung. Khi đến cơ bụng, bác sĩ thường sẽ tách ra bằng tay để tử cung lộ ra chứ không dùng dao cắt.
Khi đến tử cung, thường bác sĩ sẽ cắt ngang phần dưới của tử cung, tiếp cận và kéo em bé ra. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt dây rốn, giao em bé cho y tá rồi tiếp tục xử lí phần nhau thai trước khi đóng tử cung và khâu lại.
Bác sĩ có thể sẽ để khâu cho bạn, quá trình này sẽ mất khoảng 30 phút. Trong thời gian đó, tùy bệnh viện, em bé có thể được nằm trên bụng mẹ da tiếp da hoặc được da tiếp da với bố nếu mẹ bị gây mê toàn thân. Sau đó, mẹ sẽ được đưa về phòng hồi phục để nghỉ ngơi. Nếu em bé không có vấn đề đặc biệt về sức khỏe cũng sẽ được về phòng cùng mẹ.
Với một số trường hợp như em bé quá lớn hoặc có bất thường, bác sĩ sẽ phải mổ dọc cho bạn và bạn sẽ không thể sinh thường lần sau.
Theo Mầm nhỏ
Nguồn tham khảo:
http://www.mayoclinic.org/
https://
https://