Không phải bạn đang tưởng tượng đâu. “Não cá” ở các bà mẹ là có thật. Cho dù bạn có tổ chức, đúng giờ hay bình tĩnh như thế nào trước khi có con, thì có vẻ như từ lúc mang thai cho đến nhiều năm sau đó, bạn bỗng trở nên hơi đãng trí. Bạn phải có sức mạnh siêu nhân mới có thể để ý đến những tiểu tiết, những thời hạn có vẻ ít quan trọng hơn. Cuộc sống trở nên thật nặng nề với những cảm xúc căng thẳng. Và bạn còn muốn quay lưng khỏi những tin tức buổi tối khi nghe tin một đứa trẻ bị lạc hay bị thương.
Điều gì đang diễn ra trong bộ não của các bà mẹ tạo nên những thay đổi “tự định nghĩa” này? Mặc dù sự chuẩn bị về mặt sinh lý khiến trí nhớ về lời nói của các bà mẹ trở nên tệ hơn (không phải là trí nhớ về khuôn mặt hay không gian) (Glynn, 2010), các nghiên cứu đã thực sự phát hiện ra rằng việc làm mẹ làm tăng trí thông minh. (Macbeth & Luine, 2010).
Thay đổi về mặt hành vi có nghĩa là các bà mẹ đang dần trở nên hoàn toàn sẵn sàng cho sự tập trung đầy khó khăn và đòi hỏi sự hy sinh một khi làm mẹ. Nghiên cứu của Hoekzema et al. (2016) đã chỉ ra rằng những thay đổi cấu trúc lâu dài xảy ra trong não của các bà mẹ là để thúc đẩy sự chăm sóc tối ưu cho con cái của họ. Những hình ảnh scan não cũng cho thấy sự thay đổi ảnh hưởng những phần não hoạt động mạnh nhất khi phụ nữ nhìn thấy hình ảnh của chính con họ – giúp họ thấu hiểu rõ hơn về nhu cầu và cảm xúc của con.
Việc làm mẹ dẫn đến sự cắt xén bớt các mô thần kinh, như mất một lượng đáng kể chất xám, thu nhỏ và tiết giảm các vùng não có các tế bào thần kinh liên kết với nhau với mật độ cao nhất – nơi hỗ trợ sự hiểu biết về cảm xúc và xã hội. Đây là một phiên bản “nâng cấp” cơ bản những gì xảy ra với tất cả chúng ta trong giai đoạn dậy thì. Ở cả hai thời điểm, hormone khiến não bộ của con người làm việc hiệu quả và tỉ mỉ hơn như là một phần của sự phát triển nhận thức khỏe mạnh. Các kết nối bên ngoài giữa các tế bào thần kinh được rũ bỏ để chuyển hướng năng lượng và sự chú ý đến nơi quan trọng nhất.
Và nó không chỉ có người mẹ ruột. Những người cha, người mẹ kế và mẹ không mang thai cũng trải qua sự gắn bó về tâm lý, sinh lý và những sự thay đổi thần kinh. Nghiên cứu đã chỉ ra sự gia tặng hoạt động ở vùng hạch hạnh nhân (amygdala) – vùng não chịu trách nhiệm xử lý cảm xúc của những người cha (là người chăm sóc chính cho con). Các ông bố càng tham gia vào việc nuôi dạy con cái, amygdala của họ càng giống với các bà mẹ, cho thấy hành động nuôi dạy con cái cũng là một chất xúc tác cho những thay đổi thần kinh (Abraham et al., 2014).
Nếu bạn cảm thấy mình như một người mới kể từ khi trở thành cha mẹ, thì có thể bạn như vậy thật. Đối với mỗi một chi tiết vụn vặt mà bạn tự nhiên quên mất, bạn đang nhận ra điều gì đó quan trọng và nổi bật hơn với siêu năng lực mới của mình. Mỗi khi trải qua biến động cảm xúc, chính hệ thống hướng dẫn cảm xúc đó lại tự rèn luyện khả năng đáp ứng và chăm sóc tối ưu. Vì vậy, hãy thả lỏng với bộ não của bạn. Nó không làm bạn thất vọng đâu, nó đang mở ra cho bạn đấy.
Nguồn: Raised Happy