Mẹ Việt ở Bỉ: “Sau sinh chẳng kiêng gì!”

Với mẹ Như Quỳnh de Prelle, sau sinh không cần kiêng tắm, gội, ra ngoài sớm và cả việc tiếp xúc với máy vi tính.

Như Quỳnh de Prelle được biết đến là một nhà sản xuất phim độc lập cùng với công việc sáng tác, viết báo trước đây tại Việt Nam. Hiện tại, chị và gia đình đang sống tại Brussels, Bỉ. Dù vừa mới hạ sinh thành công em bé thứ hai chỉ hơn 1 tuần nhưng Như Quỳnh de Prelle vẫn tự tay làm việc nhà, nấu ăn, chăm sóc bé đầu, đi mua sắm và đặc biệt thường xuyên cập nhật các thông tin về đời sống ở Bỉ, chuyện nuôi dạy con và đặc biệt chuyện sinh nở, kiêng cữ sau sinh của mình ở đất nước hiện đại nhất châu Âu trên facebook cá nhân.

Mới đây nhất, chị đã có những chia sẻ rất hữu ích, thú vị và đặc biệt thể hiện quan điểm vô cùng hiện đại về vấn đề kiêng cữ và ăn uống sau khi sinh con. Theo chị, phụ nữ sau sinh chẳng cần kiêng cữ gì. Chị không kiêng tắm, gội, ăn uống và không “ở lỳ” trong nhà cả tháng trời. Thay vào đó, dù em bé mới được hơn 1 tuần tuổi nhưng Như Quỳnh de Prelle đã cho con đi chơi bên ngoài. Chị cũng không quên chia sẻ với chị em cách ăn uống và sinh hoạt để sản phụ nhanh phục hồi sức khỏe nhất.

Mẹ Việt ở Bỉ: “Sau sinh chẳng kiêng gì!”
Mẹ Như Quỳnh de Prelle và bé Helene khi vừa sinh xong ở bệnh viện Sain Luc, Brussels.

Xin trích dẫn nguyên văn những chia sẻ của bà mẹ hai con Như Quỳnh de Prelle:

1. Về chuyện đau sau sinh

Không ai đẻ mà không đau cả. Quan trọng là mức độ như thế nào, ví dụ mình đau lưng lúc rặn em bé. Sau đó về phòng, đau vết khâu thì uống giảm đau. Biết sức mình và lượng vừa sức, không làm nặng, đi lại nhẹ nhàng. Không ai chờ hết đau mới đi lại đâu, khi nào đau thì uống giảm đau, tối đa 3 lần một ngày, như mình chỉ uống có vài lần khi thấy đau quá, nhất là lúc sau khi cho bé bú thì tử cung co bóp nhiều. Mà chờ hết đau theo kiểu tự nhiên có mà cả tháng.

2. Chuyện kiêng kỵ

Đây là lần 2 sinh đẻ, mình chả kiêng gì như tắm, như ra ngoài sớm, nấu ăn, làm bếp, dọn dẹp những việc nhẹ nhàng, có khi vừa bế em bé vừa nấu vài món đơn giản. Cái này các bạn phải tự xác định bằng hiểu biết của bản thân, chứ nghe người này người kia mà không rõ lý do thì mệt lắm như việc tắm, ngày xưa không có nhà vệ sinh và nước nóng như bây giờ, tắm ngoài trời nguy hiểm, ngay cả người khỏe cũng dễ ốm mà chết chứ chả phải người ốm yếu sau sinh, bởi vậy, nên tìm hiểu lý do, thông tin khoa học. Và như phụ nữ châu Âu họ sống thọ 90 tuổi và dài hơn cũng không phải vì họ kiêng hay có thần tiên nào trợ giúp, họ sinh con, đẻ nhiều con mà vẫn khỏe là thế.

Càng kiêng kỵ, càng không ăn, người càng yếu. Hay có nhiều người sinh xong, không vệ sinh vết khâu, vết mổ, bị nhiễm trùng mà không hay biết, có nhiều trường hợp mẹ sau sinh tử vong vì lý do này.

Mẹ Việt ở Bỉ: “Sau sinh chẳng kiêng gì!”
Sau sinh nở, bà mẹ này không kiêng cữ bất cứ thứ gì từ chuyện tắm gội đến ăn uống.
Mẹ Việt ở Bỉ: “Sau sinh chẳng kiêng gì!”
Bé Helene bên anh trai.

3. Chuyện ăn gì và nên hạn chế ăn gì? Kine giúp cơ thể hồi phục nhanh.

Ăn thoải mái những gì bạn thấy cần cho nhu cầu cơ thể, miễn là nấu chín, sạch và dinh dưỡng. Sở dĩ nấu chín là đề phòng nếu bạn cho bé bú nhưng như mình bụng dạ tốt hôm ở viện về thấy salad mẹ làm ngon quá vẫn ăn như thường. Bên này đa phần không ai kiêng gì cả. Nên ăn nhiều phomai, bơ sữa thì có nhiều sữa cho bé, mẹ lại khỏe, bé sẽ khỏe vì trong các sản phẩm về sữa có nhiều canxi.

Hạn chế ăn những thứ sau theo bác sỹ kine, là bác sỹ phục hồi sức khỏe, sẽ có các bộ phận như vùng kín, hậu môn, và ruột và tử cung mở rộng hơn sau khi sinh, vì thế hạn chế ăn táo, chuối, gạo, những thực phẩm này khó tiêu hóa và gây cho việc lâu hồi phục lại các bộ phận trên. Vụ không ăn gạo sau sinh mình được trải nghiệm từ lần một, không ăn gạo, bạn đi đại tiện ngay sau khi sinh ngày thứ 1 dễ dàng, đi không đau. Nếu ăn gạo bạn nấu cháo ăn mềm, tránh ăn ngày 3 bữa cơm, mỗi bữa vài bát thì khong nên, biết đây là truyền thống ở châu Á nhưng cũng là kiến thức mình chia sẻ vì châu Âu khác Á ở món này, họ ăn bánh mỳ nhiều hơn, thậm chí chỉ ăn thức ăn thôi.

Mẹ Việt ở Bỉ: “Sau sinh chẳng kiêng gì!”
Món ăn giàu dinh dưỡng: cá, khoai tây và nấm – bữa ăn chính sau sinh, của mẹ Như Quỳnh de Prelle.

Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh thì sẽ giúp cho tiêu hóa tốt, khi tiêu hóa tốt thì về cơ bản là các bộ phận trên dễ hồi phục và nhỏ dần lại, chứ không bị rộng và mở to ra.

Pipi (Tiểu tiện) thì nên 4giờ/1 lần.

Caca (Đại tiện) khi nào cần đi ngay, không rặn, ngồi thẳng và thư giãn, thở nhẹ bằng mồm.

4. Tại sao mình vận động sớm? 5 ngày mình đi chợ, nấu ăn như bình thường.

Việc vận động sớm này đều có lý do khoa học của

nó như mình đều làm theo chỉ dẫn bác sỹ, nhẹ nhàng, đúng cách. Hồi xưa mình bị thoái hóa đốt sống, bác sỹ Mỹ ở Sài Gòn khám còn bảo mình bị từ hồi 15 tuổi, nghĩa là quá sớm và rất lâu, thế mà sau khi sinh 2 bé, lưng mình không bị sao cả, vì mình làm đúng tư thế khi ngồi, khi cúi xuống bao giờ cũng bằng quỳ gối chứ không kiểu bà còng, và tập kine sau khi sinh, mỗi ngày 10 phút, sau 6 tuần ổn định thì tập kine.

Nhiều bạn lo lắng sẽ không khỏe sau này, mình đảm bảo rằng tất cả phụ nữ châu Âu họ đều thế, họ sống thọ toàn 80, 90 tuổi, như các bà nhà mình không ai bị loãng xương, hay đau người cả, họ duy trì sức khỏe rất tốt, như người già họ vẫn dùng vitamin D vào mùa đông như em bé hết.

Và ở đây kể cả có bố mẹ anh chị em ở gần thì mọi người đến thăm hỏi, thậm chí muốn giúp nhưng ít ai để người nhà hay người khác giúp những việc của cá nhân, vì thế, nếu bạn biết mình bình thường, khỏe mạnh, không ốm yếu thì tự lực và tự lập thôi, còn cứ nghĩ mình bệnh, mình vừa sinh xong mà kiêng thì không nên làm gì cả, mà với mình thì cứ nằm lại sinh mệt, nên là vận động giúp khỏe nhanh hơn, thoải mái hơn. Khi thoải mái, em bé cũng có tinh thần ấy với mẹ.

5. Bao giờ thì nên cho bé ra ngoài?

Lúc nào bạn cho bé ra ngoài cũng được trừ khi mưa thì nên ở nhà, lúc trời khô ráo, nắng ấm cho bé đi dạo, bé sẽ quen dần các môi trường và việc ăn ngủ điều độ hơn. Bạn nên có kế hoạch cho bé ra ngoài, và nên đi cùng người thân, hạn chế một mình nếu sau sinh… Sau tầm 6 tuần, mọi thứ ổn rồi thì mọi chuyện bình thường.

Mẹ Việt ở Bỉ: “Sau sinh chẳng kiêng gì!”
Mới chào đời chỉ 1 tuần, bé Helene đã được mẹ cho ra ngoài chơi.

6. Chuyện sữa mẹ

Mình sinh thường nên 2 bé đều được bú sữa mẹ ngay từ giọt sữa đầu tiên. Bé trai đầu lòng thì sau một ngày, mọi người đừng sốt ruột con đói, vừa sinh xong đa phần trẻ ngủ là chính, nếu bé khóc quá hãy cho bé bú và cố gắng cho bé ngậm vào ti mẹ, bản năng tự nhiên sẽ giúp bé vận động cơ miệng để bú mẹ, và tất nhiên mẹ phải cố gắng cho bú đúng cách và ăn ngủ tốt để sữa về.

Khi sữa chưa kịp về, cho bé bú sữa ngoài thì không nên dùng bình có núm mà cho bú thìa hoặc vào cái hộp nhỏ mềm, có thể bóp được cho vào miệng bé, đây là kinh nghiệm mình học được ở viện, tránh bú bình để bé có phản xạ với ty mẹ chứ nhiều bé bú bình sẽ không tiếp tục ti mẹ nữa, rất tiếc nếu bỏ sữa mẹ mà dùng sữa công thức trừ khi bạn có vấn đề gì đó mà bác sỹ nói khuyên dùng sữa công thức cho bé.

1 tuần đầu, bé sẽ chỉ ăn ngủ nên là cứ cho bé bú theo nhu cầu khi bé thức, đừng máy móc theo thời gian, sau đó dần dần thì bạn nên theo dõi lịch ăn ngủ của bé trong tháng đầu tiên để điều chỉnh cho khoa học việc ăn ngủ sau này.

(Theo facebook mẹ Như Quỳnh de Prelle/Khampha.vn)

Bình luận
Mục tiêu

Nhìn nhận con người toàn diện

Ý chí – Tình cảm – Suy nghĩ

Làm điều đúng vào thời điểm đúng

Tự do trong dạy và học

Giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc

Đồng hành cùng phụ huynh

DMCA.com Protection Status