LÀM SAO ĐỂ CON NGỪNG CẮN?

Những em bé toddler (1-3 tuổi) cắn bố mẹ, bạn bè là một vấn đề chung nhiều bố mẹ gặp phải. Ở giai đoạn chập chững biết đi, tụi nhỏ nổi giận với những cơn giận dữ và có thể mất ngủ hoặc nhiều biểu hiện khác ở những thời gian bị khủng hoảng.

Cắn thì là một hành vi có vẻ nghiêm trọng hơn vì nó ảnh hưởng tới người khác.

Gần đây Trinh có tìm hiểu và đọc được một số bài viết chia sẻ về phương pháp xử lý với con trong tình huống này, và bất ngờ là rất nhiều mẹ bày cách nên cắn lại con. Lý thuyết thì học cho rằng trẻ toddler khi bị cắn sẽ hiểu rằng cắn đau và chúng bỏ việc cắn người khác.

Suy nghĩ này giống như với hành động Đánh. Nhưng Trinh không ủng hộ và cho rằng đó là phương pháp hợp lý.

Trinh nghĩ rằng chúng ta có thể tôn trọng con bằng cách không cắn lại và nên hiểu rằng hành vi cắn có thể liên quan tới nhu cầu muốn giao tiếp của con. Gấu chưa bao giờ cắn ai trước đây, trừ phi mọc răng. Vì vậy, Trinh nghĩ chúng ta nên chọn cách nhẹ nhàng hơn với con, ví dụ như Trinh nói Gấu “Đau mẹ nha, con tự cắn con đi”. Và Gấu tự cắn mình xong rồi giảm dần tần suất cắn ba mẹ lại.

Khi Trinh chia sẻ cách này cho một số bà mẹ có con 2 tuổi khác, họ cũng áp dụng và hầu hết các em bé đều đã thử “tự cắn mình”. Con tự để lại dấu răng trên tay, và nhìn mẹ như thể “mẹ bị sao thế, sao lại nói con tự cắn mình” rồi phản ứng bằng lời nói hoặc hành động là “Mẹ ơi, nó đau lắm”.

Sau khi tự thử trên cánh tay của chính mình và thấy rằng việc cắn người khác không vui như con hi vọng, con được mẹ cho thứ gì đó để nhai như là một củ cà rốt, táo hay đồ chơi. Bắt cứ điều gì có thể làm giảm nhu cầu cắn hoặc làm dịu nướu của con trong thời gian mọc răng.

Có thể vài ngày sau con lại cắn ai đó tiếp (cắn ti mẹ chẳng hạn). Chúng ta lại lặp lại lời nhắc nhở ở trên và nói với con giờ mình sẽ chơi chung hoặc làm chung một thứ gì đó khác để tạm quên việc cắn.

Một điều đơn giản nhưng nó đã kiềm chế được hành vi cắn của con trước khi nó trở thành một thói quen.

Con bạn có cắn không và bạn làm thế nào để xử lý trong trường hợp đó?

Nguồn: FB Trinh Nguyễn

Bình luận
Mục tiêu

Nhìn nhận con người toàn diện

Ý chí – Tình cảm – Suy nghĩ

Làm điều đúng vào thời điểm đúng

Tự do trong dạy và học

Giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc

Đồng hành cùng phụ huynh

DMCA.com Protection Status