Trẻ con lớn lên trong giấc ngủ, hẳn nhiều bố mẹ đã nghe tới điều này. Tuy nhiên, nhiều bé gặp khó khăn trong vấn đề giấc ngủ: khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay giật mình hoặc quấy khóc về đêm. Bố mẹ phải thức đêm mất ngủ thường rất mệt nên có thể dễ sinh cáu gắt với con nhưng bản thân trẻ cũng mệt không kém và nó còn ảnh hưởng tới sự phát triển chung, đặc biệt là chiều cao của trẻ.
VÌ SAO TRẺ KHÓ NGỦ, QUẤY KHÓC ĐÊM?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc trẻ khó ngủ và quấy khóc đêm như việc trẻ đang khát hoặc đói, quần áo, tã bỉm bị ướt, ngứa ngáy, nhiệt độ phòng quá nóng hoặc lạnh, trẻ cảm thấy không khỏe… Nếu tần suất xuất hiện ít và sau khi được khắc phục các vấn đề này, trẻ ngủ ngon trở lại thì không có gì đáng lo ngại, bố mẹ nên lưu ý để trẻ ngủ ngon hơn về sau.
Hôm nay tôi muốn bàn sâu hơn về mối liên quan giữa vitamin D và nguy cơ rối loạn giấc ngủ. Sau hàng loạt nghiên cứu được tiến hành trên hàng nghìn người ở nhiều độ tuổi, các nhà khoa học nhận thấy, thiếu vitamin D dẫn đến một loạt các vấn đề về giấc ngủ, bao gồm ngủ không ngon giấc, mất ngủ, thời gian ngủ ngắn, chất lượng giấc ngủ kém (hay trằn trọc, dễ tỉnh giấc…).
McCarty DE (Khoa thần Kinh, Trung tâm Khoa học Y tế, Đại học bang Louisiana, Mỹ) cho biết, thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ. TS. Gipson, ĐH Y Harvard, Mỹ chia sẻ thêm, ngưng thở khi ngủ (OSA) thường liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở 5.7% trẻ, đặc biệt các bé thừa cân béo phì có sự thiếu hụt vitamin D.
TS. Michael J. Breus (Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ) cũng thừa nhận, thiếu vitamin D khiến chúng ta ngủ ít hơn và bị gián đoạn giấc ngủ nhiều hơn.
Vai trò điều hòa giấc ngủ phụ thuộc vào hoạt động tích cực của vùng dưới đồi trong tín hiệu chuyển đổi giữa những hợp chất quan trọng trong hoạt động điều tiết chu trình thức-ngủ, đặc biệt melatonin là được sản xuất dành cho giấc ngủ ngon ở trẻ. Hoạt động điều tiết này liên quan đến sự cần thiết có mặt đầy đủ vitamin D khi tham gia vào tương tác các thụ thể của nó ở khu vực não bộ quan trọng này và góp phần vào sự “ngủ ngon” cho trẻ.
GIẤC NGỦ ẢNH HƯỞNG CHIỀU CAO NHƯ THẾ NÀO?
75% Hormone tăng trưởng hGH (Human Growth Hormone) tiết ra chủ yếu vào ban đêm, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10h đêm đến 3h sáng, có vai trò kích thích tăng trưởng, sản sinh và tái tạo tế bào, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp, xương sụn khớp… để trẻ tăng chiều cao. Tác động của hormone tăng trưởng hGH thông qua điều hòa biểu hiện IGF-1 (Insulin-like growth factor 1) có chức năng điều khiển sự tăng tưởng của cơ thể. Điều thú vị là vitamin D cũng là yếu tố thúc đẩy sự hoạt động của hormone này bằng cách gia tăng IGF-1.
Do đó, nếu trẻ ngủ không ngon giấc, hay giật mình, trằn trọc, khóc đêm sẽ ảnh hưởng đến quá trình tăng tiết của hormone tăng trưởng, sự phát triển xương và chiều cao của trẻ.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ NGỦ NGON?
– Đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng mát, cho trẻ đi ngủ sớm và đúng giờ để hình thành thói quen. GS. Jodi Mindell, GĐ Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ, thuộc BV Nhi Bang Philadelphia, Mỹ cho biết: Cha mẹ có thói quen ngủ trễ, trẻ cũng có xu hướng ngủ trễ sau 8 tháng tuổi. Vì vậy bố mẹ cũng nên tập thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm sẽ tốt hơn ngủ trễ và dậy muộn.
– Thiết lập những thói quen tốt trước giờ ngủ như đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe.
– Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử 1 tiếng trước giờ ngủ để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trong ngày, nên khuyến khích trẻ vui chơi và hạn chế các hoạt động thụ động như xem TV, chơi game điện thoại quá 1.5 tiếng/ngày- điều này cũng giúp hormone tăng trưởng của trẻ hoạt động tích cực và giúp trẻ có giấc ngủ ngon.
– Đảm bảo trẻ không thiếu các vi chất thiết yếu như vitamin D. Thực tế thiếu vitamin D đang được xem là một vấn đề sức khỏe cộng đồng khi tỉ lệ người thiếu trên thế giới rất cao, đặc biệt là đối tượng trẻ em.
Bổ sung vitamin D 400 IU/ngày đều đặn được khuyến cáo bởi các tổ chức y tế là cách để giúp trẻ không thiếu hụt vi chất quan trọng này, vừa giúp hấp thu tối đa canxi, hỗ trợ hệ xương phát triển vừa cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Theo TS.BS Glatter, chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện khi mức vitamin D của trẻ tăng lên, để trẻ “không chỉ ngủ lâu hơn mà còn trải nghiệm giấc ngủ ngon hơn”.
Dạng vitamin D thích hợp cho trẻ nên ở dạng nhỏ giọt hoặc dạng xịt hơn là dạng viên. Dạng xịt trực tiếp vào miệng như Dimao Vitamin D3 400 IU được đánh giá tiện dụng, liều chuẩn và khả năng gia tăng hấp thụ vitamin D cũng như sự thích thú hợp tác của trẻ.
Bottom line
Trẻ vẫn tiếp tục tăng trưởng chiều cao và phát triển não bộ trong khi ngủ. Do đó, việc giúp trẻ ngủ ngon là một phần quan trọng trong giáo dục cha mẹ Tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thái độ vui vẻ trước giờ ngủ, hạn chế các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi ngủ và chế độ ăn cân bằng đầy đủ vi chất là những điều quan trọng để nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ.
Nguồn: Bs dinh dưỡng Anh Nguyễn
Notes:
Gipson, K. et a. (2019) Sleep-Disordered Breathing in Children. Pediatrics in Review, 40 (1).
McCarty DE et al. (2014) The link between vitamin D metabolism and sleep medicine. Sleep Med Rev;18(4):311-9