KHI BẠN QUAN TÂM ĐẾN CẢM XÚC CỦA TRẺ

Xem bức ảnh trên hầu hết chúng ta đều dễ dàng nhận ra điểm khác biệt quan trọng đó là thái độ của người bố và kết quả là người bố ấy được nghe câu chuyện từ trẻ. TS. Ryan từng đề cập đến một lý thuyết Thái độ- kết quả để giải thích các vấn đề xã hội của con người. Khi chúng ta gieo thái độ, sẽ gặt hái được kết quả. Làm cha mẹ quan trọng nhất là thái độ trong cách giáo dục trẻ, khi quan tâm, lắng nghe trẻ thì cha mẹ sẽ gặt hái được sự chia sẻ quan tâm của con cái

Nhiều lúc bạn cảm thấy khó hiểu và tự hỏi làm thế nào để hiểu được trẻ?
Có những lúc cha mẹ cảm thấy không hiểu trẻ muốn gì? Càng làm càng rối, thậm chí mang lại kết quả ngược.

Đây là những chia sẻ từ những nghiên cứu về trẻ nhỏ về thế giới và cách suy nghĩ của trẻ nhỏ. Cách tốt nhất chúng ta cần biết là học, hiểu và cảm theo cách trẻ nhỏ nghĩ và làm.

1. Trẻ sẽ vui vẻ kể bạn nghe câu chuyện của trẻ khi bạn cho trẻ thấy bạn quan tâm đến câu chuyện này. Có 1 số cách thể hiện sự quan tâm này:

a. Tạm ngưng công việc bạn làm, hạ tầm mắt bạn ngang bằng trẻ và tỏ ra biết lắng nghe. Lúc này, nếu bạn thật sự bận, bạn cũng có thể hẹn trẻ 1 dịp khác để kể sẽ không ảnh hưởng đến mong đợi của trẻ, nhưng đừng làm quá nhiều lần trong ngày.
b. Tối thiểu biết dùng các từ đối đáp hợp lý, nhưng đừng quên hạ tầm mắt ngang bằng trẻ. Từ đối đáp là những từ như “uh”, “được rồi”, “mẹ hiểu rồi” “khi ấy làm sao nữa”

Độ tuổi nhạy cảm với chia sẻ câu chuyện và muốn được quan tâm về câu chuyện của mình: Độ tuổi 2- 8 tuổi là độ tuổi nhận thức được sự xảy ra của diễn biến, học được cách thuật, đánh giá thứ tự trước sau. Trẻ dễ dàng cho bạn biết câu chuyện của trẻ.

Điều gì xảy ra khi câu chuyện trẻ không được đón nhận? Trong 6 năm trẻ cho bạn hàng ngàn cơ hội để đón nhận câu chuyện của trẻ, nhưng bạn bỏ lỡ thì sau đó trẻ sẽ ít kể bạn nghe hơn bởi vì không hình thành được thói quen chia sẻ với cha mẹ. Khi ấy, bạn và trẻ có thể khó hiểu nhau. Một số nghiên cứu cho thấy vấn đề nổi loạn tuổi dậy thì liên quan đến sự không thông hiểu ở giai đoạn trước, trẻ không có thói quen chia sẻ với cha mẹ.

2. Khi trẻ cho bạn thấy cảm xúc của trẻ đặt vào đâu, đừng thổi bùng hoặc dập tắt cảm xúc đó, bạn chỉ đơn giản chia sẽ cùng cảm xúc với trẻ, rồi sau đó cho trẻ thấy bạn làm sao đưa cảm xúc đó về bình thường. Cảm xúc có thể buồn, vui, hoặc tức giận.

Khi trẻ vui vẻ khoe với bạn trẻ vừa vẽ xong 1 bức tranh “hoa hồng”, bạn sẽ:
a. Không cần thiết nếu khen như: “con vẽ đẹp lắm” vì nó sẽ tự tạo nút “stop” để dừng cảm xúc của trẻ. Điều bạn muốn hơn là trẻ cảm nhận cảm xúc này xa hơn để tự điều chỉnh nó.
b. Nên và cần thiết nếu bạn nói: “Con hẳn đã pha màu hồng rất tốt, chỉ mẹ xem con pha màu xanh như thế nào?”. Thực ra, đây là 1 ví dụ cho bạn thấy rằng: Đó cũng là 1 lời khen, bạn hài lòng với thành quả của con, nhưng điều quan trọng hơn là cảm xúc con với sự hài lòng này được kéo dài và chuyên sang chia sẻ với bạn.

Khi trẻ buồn bã vì con cá vàng yêu thích trẻ nuôi mỗi ngày bị chết, bạn sẽ
a. không cần thiết hoặc có thể nâng cao sự thất vọng của trẻ nếu bạn nói những điều như “Có gì mẹ mua con cá khác đẹp hơn to hơn cho con nhé!” hoặc “cá nào cũng sẽ chết, đừng quá buồn”. Thực sự, cách nói của bạn không sai, bạn cũng chỉ nhấn nút “stop” tại cảm xúc này và buộc trẻ chấp nhận, dĩ nhiên không đứa trẻ nào chịu và sẽ phản kháng lại bạn kiểu như: “không, con chỉ muốn bạn Vàng thôi”, “bố hãy làm bạn ấy sống lại đi”
b. Có thể hiệu quả khi bạn chia sẻ cảm xúc cùng trẻ như “bố hiểu, chắc hẳn con thương bạn Vàng lắm, bố nhớ mỗi ngày con cho bé Vàng ăn, bé Vàng vẫy đuôi chào con, hai con hẳn rất vui đúng không nào?” -Cách nói này đang cho trẻ hiểu cảm xúc buồn, sự mất mát là gì. Hãy để trẻ phản ứng và hãy chia sẻ về “sự ra đi” như “bạn Vàng già yếu rồi cũng sẽ chết, bạn Vàng sẽ nhớ con, con có nhớ bạn không?” Lúc này, trẻ có thể đáp lại bạn rằng: “dạ, con nhớ lắm bố ơi, con không muốn bạn chết đâu”. “Vàng cũng nhớ con, bố tin vậy, hay con vẽ hình bạn ấy để ở đây, mỗi lần con nhớ mình có thể xem bạn ấy nhé!” -Đây là 1 giải pháp để trẻ tự kết cảm xúc của trẻ, có thể vẽ hình, có thể 2 cha con cùng nhìn bạn vàng 2 phút để tạm biệt bạn ấy, có thể rửa hình dán ở góc bàn…nhiều cách để trẻ tự chuyển cảm xúc từ đau khổ sang ghi nhớ.

3. Trẻ mong muốn sự hướng dẫn hoặc làm mẫu, không phải lời cảnh báo hay dọa nạt.

“Nếu bạn muốn trẻ làm điều gì, tại sao không chỉ trẻ làm, hướng dẫn trẻ lấy, hoặc cứ làm mẫu cho trẻ xem.”, TS. Nichols, Khoa Tâm Lý, ĐH William & Mary, từng chia sẻ. Dọa nạt, la mắng hay cấm đoán là những khẩu lệch vô nghĩa, nói đúng hơn là có cho cũng không có có ích gì – giống như 1 tấm bảng chỉ dẫn mà không có chữ. Có 1 vài cách bạn có thể làm

1. Khi trẻ vẽ lên sách. Hãy cho trẻ biết giấy dùng để vẽ, sách để đọc.
2. Với trẻ lớn, khi trẻ xem TV, hãy viết 1 note vấn tắt dán lên TV rằng
“Khi nào mẹ mở TV? Khi mẹ đi làm về.
Khi nào con mở TV? Khi con đi học và làm xong bài tập!”

Đừng nghĩ những điều này làm sao trẻ hiểu, thực ra, việc hướng dẫn hay cho trẻ thông tin sẽ giảm được nhiều thói quen xấu của trẻ bởi vì trẻ sẽ tự quyết định khi có đủ thông tin. Khi nào bạn trở nên bối rối khi quyết định hoặc nhờ vả người khác, khi bạn mù tịt thông tin hoặc được cho thông tin rác. Mắng la cấm đoán là loại thông tin rác.

Nguồn: Bs dinh dưỡng Anh Nguyễn

Notes:
Collins W et al (2000) Contemporary research on parenting: the case for nature and nurture. Am Psychol.;55(2):218–32.
15.

Ryan RM, Deci EL. Self-determination theory: basic psychological needs in motivation, development, and wellness. New York: Guilford Publishing; 2017.

Nichols M.P. (2004) Stop Arguing with Your Kids: How to Win the Battle of Wills by Making Your Children Feel Heard

Bình luận
Mục tiêu

Nhìn nhận con người toàn diện

Ý chí – Tình cảm – Suy nghĩ

Làm điều đúng vào thời điểm đúng

Tự do trong dạy và học

Giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc

Đồng hành cùng phụ huynh

DMCA.com Protection Status