Giúp con nuôi dưỡng ý thức “muốn làm” thay vì bắt con “phải làm”

Trong những năm Chiêu Hòa 24 (1950), Trường trung học Nanjo tại huyện Chiba đã từng có rất nhiều vấn đề nan giải. Hiệu trưởng Haruki Koshikawa sớm nhận ra điều đó và ông đã làm nên một sự thay đổi về thực tế giáo dục con người. Ngôi trường này có quy mô khá lớn với một nghìn năm trăm học sinh và sáu mươi công nhân viên chức. Hiệu trưởng Haruki Koshikawa đã xây dựng nó thành một trường điểm, không có tội phạm vị thành niên, không có hiện tượng ăn cắp vặt và bất bại trong các giải bóng chày toàn quốc. Ông còn áp dụng thành công những tư tưởng cổ điển vào việc giáo dục học sinh. Ông cho rằng trước khi nghĩ đến dạy kiến thức, thì việc suy nghĩ dạy con trẻ phải sống như thế nào với tư cách con người là điều quan trọng hơn.

Trong lễ tập trung buổi sáng hàng tuần, ông đều trích những câu chuyện trong “Ngôn chí lục“” của Sato Issai và “Luận ngữ” của Khổng Tử để kể cho học sinh nghe. Những câu chuyện đó đã thuyết phục vị hiệu trưởng này tin rằng điều quan trọng trong giáo dục không phải là việc nhồi nhét kiến thức mà chính là việc thúc đẩy quá trình diễn ra “phẫn“ trong tâm học sinh. Trong chương hai cũng đã đề cập đến khái niệm này, nhưng ở đây “phẫn” có nghĩa là việc làm trỗi dậy sự hưng phấn, nghĩa là “động cơ làm điều gì đó phải xuất phát từ trong tâm”.

Trong sách “Ngôn chí lục” đã nói đến tầm quan trọng của “Phẫn” như sau: “Phẫn là điều rất quan trọng để giúp con người tiến bộ trong học hành. Cổ nhân đã từng nói: Mỗi con người dù bình thường nhưng cũng không khác gì các bậc thánh hiền như vua Thuấn (vị vua huyền thoại thời Trung Quốc cổ đại), cứ hễ lập chí là có thể tạo ra thành tựu. Trong quá trình học tập, sự nung nấu tìm tòi vấn đề là một điều cực kỳ quan trọng. Nhan Uyên – một người đệ tử đạo cao đức trọng của Khổng Tử đã từng nói: “Đế Thuấn chẳng phải cũng là con người như chúng ta hay sao? Chỉ cần có ý chí, thì bản thân cũng có thể trở thành thánh nhân như Đế Thuấn”. Đó chính là ý nghĩa của “phẫn”. Hiệu trưởng Haruki Koshikawa đã nhận ra ý nghĩa sâu sắc của các điển tích uyên bác trong “Ngôn chí lục” và “Luận ngữ” nên ông mới có thể lãnh đạo một ngôi trường với phương châm giáo dục con người tuyệt vời đến vậy.

Vận dụng vào việc giáo dục con trẻ, giáo dục cho trẻ biết “phẫn” nghĩa là làm sao trong thâm tâm trẻ phải nảy sinh cảm xúc “bản thân mình muốn làm”. Đây là điều quan trọng nhất. Trước hết các bậc phụ huynh phải dạy cho trẻ nghĩ trong thâm tâm việc “Được rồi, con sẽ làm” là việc mang lại động lực cũng giống như “Được rồi, làm thôi”. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại hoàn toàn không nghĩ vậy, họ nói với trẻ rằng từ hôm nay, hãy ưu tiên làm những việc kiểu như: “Được rồi, kể từ hôm nay con hãy học luyện chữ, học tiếng Anh, học âm nhạc ở lớp học này. ”

Nếu làm như thế, những trẻ nghĩ rằng: “Tại sao con lai phải làm những việc như thế này cơ chứ?” và sẽ nổ lực một cách miễn cưỡng. Bởi vì đây không phải là những việc mà bản thân trẻ thực sự muốn làm nên trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán và không muốn thực hiện nó. Vì vây, khi trẻ nói: “Con không muốn làm”, cha mẹ hãy nói rằng: “Con không làm thì cũng không sao”. Câu nói ra lệnh “làm đi” của cha mẹ sẽ không thể làm con bộc lộ khả năng của mình.

Trích từ sách: 70 thói quen tốt trong việc nuôi dưỡng con theo phương pháp Shichida

Bình luận
Mục tiêu

Nhìn nhận con người toàn diện

Ý chí – Tình cảm – Suy nghĩ

Làm điều đúng vào thời điểm đúng

Tự do trong dạy và học

Giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc

Đồng hành cùng phụ huynh

DMCA.com Protection Status