CÁI BỤNG TRẺ CON

Gần đây tôi nhận được những tin nhắn khá dài và hiểu được sự stress và lo lắng của một người mẹ trẻ khi bé 14 tháng tuổi, 1 tuần nay con không ăn gì, cơm/cháo đều không ăn, vào bữa ăn bé chỉ thích ném thôi hoặc lắc đầu. Tôi hỏi thêm: ngoài bữa chính bé không chịu ăn, bé có ăn gì khác không? Câu chuyện được tiếp tục với lời kể của người mẹ trẻ: bé chỉ chịu ăn vài sợi mì, ăn vài miếng hoa quả, thích ăn bin bin và chỉ uống 400-500ml sữa/ngày.

TÂM LÝ ĂN UỐNG CỦA TRẺ 1-3 TUỔI
Một điều khác về tâm lý ăn uống trẻ 1-3 tuổi cha mẹ cũng nên hiểu: độ tuổi này trẻ con thích chơi hơn hết các việc khác, kể cả nhu cầu ăn uống. Do đó, cha mẹ đừng biến bữa ăn là một phần của việc chơi thì trẻ sẽ không ăn. Nhiều cha mẹ lo lắng con không ăn thường cho trẻ chơi trò chơi, dụ trẻ xem tivi, ipad hoặc bế trẻ đi lòng vòng. Đây là cách sai lầm cha mẹ vô tình làm trẻ không phân biệt việc ăn và chơi.

Trẻ dễ trở nên stress với ăn uống. Trẻ đọc được biểu cảm của cha mẹ từ 10 tháng tuổi và trở nên “chuyên gia” trong vấn đề hiểu được cảm xúc, sự lo lắng của cha mẹ, Khi bạn stress lo lắng về việc bé bỏ ăn vài ngày, bé sẽ cảm nhận việc cho bé ăn là rất áp lực với mẹ. Điều này dẫn đến trẻ không muốn ăn và từ chối bữa ăn. Nhiều trường hợp bé bỏ ăn/trở nên biếng ăn thực sự do cảm nhận được áp lực của cha mẹ thường xuyên.

KÍCH CỠ CÁI BỤNG TRẺ TỪ 1-3 TUỔI
Một vài điều cha mẹ phải hiểu thêm về cái bụng của trẻ. Dung tích chứa của “bụng” (dạ dày) trẻ chỉ bằng 1/3 kích cỡ của người lớn, thời gian tiêu hóa sẽ chậm hơn nhiều. Đặc biệt, một số chất béo bão hòa hoặc trans-fat, chất đường ngọt là khó tiêu hóa đối với trẻ.

Trẻ biết khi nào trẻ no và biết ăn cái gì. Đôi lúc bé không chịu ăn, ông bà cha mẹ thường cho bé ăn những món ăn vặt như bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt, bánh snack. Dù bé chỉ được ăn một lần, nhưng lần sau bé ưu tiên đòi ăn những món đó. Trong hướng dẫn, chúng tôi không khuyến khích cha mẹ cho ăn những món ăn vặt không lành mạnh như trên.

LỜI KHUYÊN DÀNH CHO CHA MẸ
Khi trẻ ở độ tuổi 1-3 tuổi, việc bé không ăn một vài dịp, thậm chí kéo dài 1-2 tuần là một sự việc thông thường ở độ tuổi này. Bạn nên bình tâm, không gì lo lắng và xem xét các vấn đề sau:
*Xem xét bao nhiêu lượng bé ăn lặt vặt trong ngày hoặc do tâm lý sợ bé đói, bạn đã cho bé ăn thêm những món nào? Viết ra giấy. Đôi lúc viết xong bạn sẽ biết được rằng trẻ ăn nhiều hơn bạn nghĩ.

*Nếu thực sự trẻ không ăn gì, kể cả món lặt vặt thì bạn nghĩ lượng sữa bé uống 400-500ml là cân bằng với trẻ chưa? Để trả lời, bạn xem trẻ có uống gì khác ngoài sữa, ví dụ như nước ép trái cây, ăn dưa hấu chẳng hạn.

*Cha mẹ nên bình tĩnh, thư thái về vấn đề không chịu ăn món này món kia của trẻ. Cha mẹ vẫn cứ kiên nhẫn hằng ngày giới thiệu bữa ăn cho bé, thay đổi mì nui bún (khi bé không thích cơm cháo), thay đổi màu sắc hình dạng. Nếu có dịp thì khuyến khích bé cùng bạn trang trí dĩa thức ăn, hoặc cho bé chọn món ăn bé bỏ vào dĩa. Không nên tăng lượng sữa >500ml/ngày. Những ngày không chịu ăn sẽ sớm qua đi một cách nhẹ nhàng và trẻ sẽ ăn trở lại nếu trẻ không thấy áp lực nào từ cha mẹ.

Nguồn: Bs dinh dưỡng Anh Nguyễn

Notes:
British Nutrition Foundation (2010) Perfect portions for toddler tums, London.

Bình luận
Mục tiêu

Nhìn nhận con người toàn diện

Ý chí – Tình cảm – Suy nghĩ

Làm điều đúng vào thời điểm đúng

Tự do trong dạy và học

Giữ gìn bản sắc, văn hoá dân tộc

Đồng hành cùng phụ huynh

DMCA.com Protection Status